Khi bị côn trùng cắn nên làm gì?

15/03/2021

 Khi bị côn trùng cắn, da sẽ có phản ứng qua các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, ngứa, sưng… Khi bị côn trùng cắn nên làm gì để dịu các vết thương? Theo dõi bài viết để biết cách xử lý khi bị côn trùng cắn.

  

Đề phòng vết cắn từ các loại côn trùng

 Có rất nhiều loại côn trùng có thể gây nguy hiểm khi bị chúng đốt có thể kể đến như bị ong chích, kiến ba khoang, rệp, vắt…

 Nói chung côn trùng cắn thường nhẹ, có thể gây đau nhức, ngứa, sưng đỏ tại chỗ. Khi đó chỉ cần sơ cứu chăm sóc vết thương tại chỗ như rửa sạch vết thương, chườm lạnh nếu đau nhức, ngứa, có thể bôi thuốc sức côn trùng cắn để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào da gây nhiễm trùng.

 Đối với các vết ong chích, kiến ba khoang cắn có thể nhiễm trùng sau vài ngày nếu gãi nhiều dẫn đến trầy xước. Cần điều trị bằng kháng sinh đối với vết cắn bị nhiễm trùng. Đến gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu nào sau đây:

 - Vị trí bị côn trùng đốt sưng to, đau nhiều ở vùng bị cắn

 - Nóng hoặc ửng đỏ lan rộng xung quanh

 - Có vệt đỏ trên cánh tay hoặc chân

 - Chảy dịch vàng trắng

 - Vết cắn phát triển thành loét hở

 - Sốt

  

Đối với các vết ong chích, kiến ba khoang cắn có thể nhiễm trùng sau vài ngày

 Trong trường hợp có phản ứng dị ứng nghiêm trọng khi bị côn trùng cắn hay còn được gọi là sốc phản vệ, có thể đe dọa tính mạng. Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu trong vòng vài phút sau khi bị cắn, bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

 - Sưng da, môi, họng, lưỡi hoặc mặt

 - Thở khò khè hoặc các vấn đề về hô hấp nghiêm trọng

 - Mạch nhanh hoặc yếu, nhịp tim không đều

 - Nổi mề đay

 - Chóng mặt, ngất xỉu, mất ý thức

 - Buồn nôn, ói mửa, đau quặn bụng, tiêu chảy

 - Da tái nhợt, đổ mồ hôi hoặc xanh xao

 - Lú lẫn, nói lắp

Khi bị côn trùng cắn nên làm gì?

 Khi bị côn trùng cắn, trước tiên cần xác định đó là loại côn trùng nào để có cách xử lý phù hợp.

 Cách xử lý khi bị ong đốt:

  Ra khỏi khu vực có nhiều ong ngay lập tức

  Nếu vòi chích có phần nổi lên bề mặt da, có thể thử lấy nhíp gắp ra. Tuyệt đối lưu ý không cố gắng lấy vòi chích bằng cách nặn vết thương vì có thể làm lan tràn độc tố.

  Chườm đá hoặc đắp một miếng gạc lạnh sạch để giảm sưng và đau vết thương.

  Rửa vết đốt bằng nước sạch hoặc xà phòng.

  Dùng dung dịch sát khuẩn vết thương hằng ngày.

Lấy nhíp gắp phần vòi nổi trên bề mặt da sau khi bị ong chích

 Cần đưa người bị ong đốt đến các cơ sở y tế gần nhất nếu có các biểu hiện sau:

  Bị ong đốt ở nhiều vị trí trên cơ thể, nhất là ở vùng đầu, mặt, cổ

  Xác định được loài ong đốt là ong rừng, ong bắp cày hay ong vò vẽ, ... Đây là những loài ong có nọc độc mạnh, có khả năng cao gây ra nhiều biến chứng toàn thân.

  Người bị đốt có các triệu chứng khó thở, đau nhiều, chóng mặt, mệt mỏi, phù mặt, tiểu máu, đại tiện phân lỏng, ...

  

 Cách xử lý khi bị kiến ba khoang đốt:

Kiến ba khoang có thể gây lở loét, nhiễm trùng da

  Loại bỏ côn trùng, không dùng tay trần để bắt, giết, miết.

  Rửa vùng tiếp xúc bằng nước sạch và xà phòng, sau đó dùng thuốc sát trùng nhẹ.

  Nếu vùng tổn thương xuất hiện mủ, dùng dung dịch Xanh methylen bôi lên vết thương để sát khuẩn, tránh bị nhiễm trùng.

  Khi vết thương đã khô, không còn chảy dịch , nên sử dụng các loại thuốc mỡ có tính kháng sinh, diệt khuẩn kèm corticoid loại nhẹ và vừa để bôi, giúp vết thương mau lành.

  Khi thương tổn đã phỏng rộp, tùy vào mức độ tổn thương mà bác sĩ chỉ định thuốc phù hợp. Trường hợp nhẹ chỉ cần sát trùng, bệnh tự giới hạn. Nếu tình trạng trung bình và nặng thì phải bôi thuốc dịu da, corticosteroid bôi, uống kháng histamin, uống kháng sinh khi có dấu hiệu bội nhiễm.

 Việc sử dụng các loại thuốc trị côn trùng cắn cần có ý kiến của bác sĩ vì các loại thuốc này cũng có thể gây phản ứng nếu bị dị ứng với thành phần của thuốc. Để nhận được lời khuyên từ các chuyên gia da liễu, hãy liên hệ hotline 02873088189 khi bị ong, kiến ba khoang cắn.

  

Cách phòng tránh côn trùng cắn tại nhà

 Để ngăn ngừa côn trùng đốt bạn có thể dùng một số biện pháp sau:

 - Dùng thuốc chống côn trùng. Kiểm tra để đảm bảo rằng sản phẩm bạn chọn là an toàn. Lựa chọn sản phẩm cũng cần dựa trên loại côn trùng bạn muốn tránh và khoảng thời gian cần bảo vệ.

 - Mặc quần áo màu nhạt, càng kín càng tốt khi ra ngoài trời. Tránh các màu sặc sỡ và hình in bông hoa. Nếu chuẩn bị đến nơi có nhiều cây cối hoặc cỏ cao, hãy mặc quần dài và nhét ống quần vào tất.

 - Không đi chân trần ra bên ngoài. Mang giày bít mũi là an toàn nhất.

 - Không sử dụng xà phòng hoặc sữa tắm quá thơm để tránh thu hút một số loại ong bọ.

 - Tránh những nơi có nhiều muỗi và côn trùng, chẳng hạn như vũng nước đọng, bụi rậm hoặc cỏ dại, vườn hoa, thức ăn không đậy nắp và thùng rác mở.

Điều trị côn trùng cắn tại Âu Á để hạn chế biến chứng trên da

 - Đậy kín đĩa thức ăn khi bạn đang ăn bên ngoài.

 - Sửa chữa lỗ thủng trên cửa sổ và cửa ra vào tại nhà của bạn.

 - Kiểm tra vật nuôi và thú cưng, đảm bảo chúng không có bọ chét, ve chó.

 - Tiêu diệt các tổ côn trùng xung quanh nhà của bạn.

 - Đổ sạch nước đọng trong các vật chứa như máng xối, chậu hoa và thùng. Thường xuyên thay nước trong các đĩa ăn cho thú cưng.

 Khoa da liễu của Phòng Khám Đa Khoa Âu Á là địa chỉ tiếp nhận thăm khám và điều trị cho hàng nghìn ca bị côn trùng cắn mỗi năm. Đừng chủ quan khi bị côn trùng căn vì rất có thể cách chăm sóc không đúng khiến cho da bị nhiễm trùng, nhất là những trường hợp bị ong, kiến ba khoang đốt. Để được tư vấn về phương pháp điều trị khi bị côn trùng cắn, hãy liên hệ với Âu Á qua hotline 02873088189.

Thông Tin Phòng Khám Da Liễu Âu Á

PHÒNG KHÁM DA LIỄU ÂU Á

Địa chỉ: 425 Nguyễn Văn Luông, Phường 12, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 7308 8189

Thời gian làm việc: 8:00 - 20:00 mọi ngày, kể cả ngày lễ

*Lưu ý: hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Bình luận 5

Đ. Anh (Long An)

4-1-2023|10:05:05

em cần được tư vấn về bệnh ngứa, k biết em bị bệnh gì mà cứ nắng nóng, đỗ mồ hôi là 2 cánh tay nó đỏ, nỗi dát và ngứa muốn lột da luôn.

Trả lời bình luận

Bác sĩ phòng khám Âu Á

Chào em! Tình trạng của em giống với nấm lang ben. Em nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị sớm để tránh bệnh chuyển nặng, lây lan rộng hơn em nhé! Chúc em mau khỏi bệnh!
Xem thêm »

Q. Liên (35 tuổi)

4-1-2023|8:10:05

Chữa bệnh vảy nến da đầu hết bao nhiêu tiền ạ?

Trả lời bình luận

Bác sĩ phòng khám Âu Á

Chào em! Chi phí chữa bệnh vảy nến da đầu hoàn toàn không cố định. Tùy vào tình trạng, mức độ bệnh lý của mỗi người mà chi phí có thể khác nhau. Em có thể để lại SDT để được bác sĩ trao đổi cụ thể hơn.
Xem thêm »

L. Anh (quận 3)

3-1-2023|9:20:01

ở đây chữa nấm tổ đĩa rất hay, tôi bị bệnh này cũng 5 năm, dùng ti tỉ loại thuốc, chữa ở nhiều nơi nhưng k khõi. Cứ đến mùa nóng là nó lại mọc lên, rất khó chịu. Vậy mà nhờ bạn giới thiệu đến đây, hợp thầy hợp thuốc mà bệnh khỏi hẳn, ai đã chữa nhiều lần k khỏi thì nên đến đây thử xem nhé!

Trả lời bình luận

Bác sĩ phòng khám Âu Á

Chào em ! Cảm ơn em đã tin tưởng dành sự yêu mến cho phòng khám. Chúc em và gia đình sức khỏe, hạnh phúc.

H. Phương (Tân Phú)

2-1-2023|14:45:50

bsi cho e hỏi, e hay bị ngứa ở 2 khuỷu tay, càng gải càng ngứa, khoãng 1 thời gian sau thì nó đóng vãy và đen xì vùng da đó. Hết đợt này nó lại lên đợt khác và bị lan rộng hơn. Em nên uống và bôi thuốc gì đc ạ?

Trả lời bình luận

Bác sĩ phòng khám Âu Á

Chào em! Theo như miêu tả thì rất có thể em đã bị viêm da thần kinh. Trước khi dùng thuốc em nên đến trực tiếp khoa Da Liễu Phòng khám Âu Á (số 425 Nguyễn Văn Luông, Phường 12, Quận 6, Tp. Hồ Chí Minh) để đạt được hiệu quả cao nhất. Chúc em mau lành bệnh!
Xem thêm »

D. Khánh (Bình Dương)

1-1-2023|21:10:03

Nấm da đầu có chữa khỏi dứt điểm được không bác sĩ?

Trả lời bình luận

Bác sĩ phòng khám Âu Á

Chào em! Hiện tại Phòng khám Âu Á đang áp dụng phương pháp xông hơi thảo dược kết hợp với chiếu đèn quang học tăng miễn dịch. Phương pháp này không chỉ tiêu diệt sạch mầm bệnh mà còn ngăn ngừa tái phát, phù hợp với cả trẻ em và người lớn, không gây tác dụng phụ, dị ứng. Em có thể để lại SDT hoặc đến trực tiếp phòng khám để được hỗ trợ tư vấn kỹ hơn. Chúc em mau lành bệnh!
Xem thêm »

Tải thêm bình luận